Ngày bà Hòa chia tài sản, mọi người xôn xao cả xóm ai cũng nói sao bà thiên vị thế: “Con nào chẳng là con đã chia thì nên chia công bằng chứ, thời nào rồi”…
Bà có hai người con: Tuấn, con trai cả, và Lan, cô con gái út. Cả đời lam lũ, vợ chồng bà Hòa chỉ tích cóp được mảnh đất cùng chút của để dành khoảng 10 cây vàng và một căn nhà cấp 4.
“Tuấn là con trai, còn phải lo việc lớn. Còn con gái… có chồng rồi, theo chồng. Ta/o cho Tuấn 10 cây vàng. Lan thì… một chỉ thôi, nhưng ở lại nhà lo cho mẹ đến lúc mẹ già yếu.”
Không ai được hỏi ý kiến.
Lan nghe vậy, chỉ cúi đầu, nước mắt ứa ra. Cô im lặng như đã quen với sự phân biệt từ nhỏ: Tuấn được đi học, còn cô nghỉ học sớm đi phụ bán ngoài chợ. Tuấn được nuông chiều, còn cô phải chăm mẹ từ khi ba mất.
Tuấn cầm vàng rồi về thành phố, lâu lâu gửi vài tin nhắn. Còn Lan thì ở lại căn nhà cũ, chợ búa tảo tần, chăm mẹ từng viên thuốc.
Năm tháng trôi qua, bà Hòa bệ/nh nặn/g. Những đêm số/t mê man, người lau mình, nấu cháo, đỡ bà đi vệ sinh… vẫn là Lan. Tuấn có về, nhưng chỉ ngồi chốc lát rồi lại về khách sạn, sợ “bụi, bệnh”…Lan 28 tuổi chưa lấy chồng vẫn chăm mẹ để rồi hôm bạn trai cô về ra mắt nhưng mẹ Lan lại tỏ ra…lạnh nhạt, xa cách. Bà Hòa nói thẳng với người bạn trai đó, trước mặt Lan:
— Nhà tôi nghèo, con gái tôi cũng không có gì đâu. Nó ở nhà lo cho tôi, tôi chẳng mong gì nữa. Anh tính lấy vợ phải coi lại hoàn cảnh, chứ đừng để sau này khổ lại trách nhau.
Người đàn ông ấy cười gượng, nhưng trong ánh mắt đã có sự ngần ngại. Mấy tuần sau, anh nói lời chia tay. Lan lặng người, nhưng không khóc. Cô quen rồi.
Ba năm sau, Khi ấy Tuấn vẫn bận bịu công việc, nói “chăm mẹ là việc của con gái”, rồi gửi vài triệu xem như tròn trách nhiệm. Lan bỏ luôn ý định đi lấy chồng, sợ cảnh mẹ đau ốm không ai lo. Mỗi ngày cô nấu cháo, giặt giũ, thay bô, xoa bóp cho mẹ. Căn nhà cấp 4, mái tôn dột cũ, quanh năm ẩm thấp, nhưng đêm nào Lan cũng nằm bên cạnh mẹ, thức giấc mỗi tiếng để trở mình cho bà.
Cho tới ngày bà Hòa không qua khỏi. Lúc ấy, chính Lan là người vuốt mắt mẹ. Còn Tuấn – anh chỉ kịp về nhìn mẹ lần cuối.
40 ngày sau, trong buổi họp mặt gia đình để lo hậu sự, Luật sư riêng của gia đình bất ngờ công bố di chúc mới. Ai cũng sửng sốt.
“Tôi – Nguyễn Thị Hòa, để lại toàn bộ phần đất đứng tên tôi, cùng căn nhà đang ở và phần tiền tích cóp là 1,5 tỷ, tất cả trao cho con gái út – Nguyễn Thị Lan – người đã ở bên tôi đến tận cuối đời. Con trai cả – Nguyễn Văn Tuấn – sẽ không được hưởng tài sản nào khác ngoài phần đã trao khi tôi còn sống.”
Cả xóm lại một lần nữa xôn xao, nhưng lần này, không ai trách bà nữa. Mọi người chỉ gật gù:
— Ừ… giờ thì công bằng rồi.
Tuấn giận tím mặt, đập bàn, chỉ trích Lan “đầu độc, xúi mẹ làm di chúc”, nhưng chẳng ai đứng về phía anh. Họ chỉ nhìn anh rồi quay đi, như thể cuối cùng, người bị lột trần ra lại chính là người từng nhận nhiều nhất.
Lan không nói gì, chỉ thắp một nén nhang, đặt lên bàn thờ mẹ. Gió từ ngoài lùa vào, khói hương nghi ngút.
Cô thì thầm trong lòng:
— Mẹ ơi, con không cần nhiều đâu. Con chỉ cần mẹ hiểu lòng con… như vậy là đủ.